I. Say nắng, nóng
1. Nguyên nhân: Thường gặp nhất do chịu tác động lâu của nắng nóng mùa hè do đi ngoài trời nắng gắt trong thời gian lâu; đi nắng ko đội mũ, nón; có thể do chúng ta khi bị cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng cách: đóng kín cửa, chùm chăn kín mít,…nhiệt độ đang từ nhẹ có thể tăng cao.
2. Triệu chứng: Sốt rất cao 40 – 430 , mặt đỏ, vã mồ hôi, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, mệt lả, có thể đau bụng, nôn mửa hoặc ngất.
3. Xử trí: Dùng mọi biện pháp để hạ thân nhiệt xuống càng sớm càng tốt
- Đặt NB nằm nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, khăng quàng; bật quạt cho thông thoáng phòng, cho NB uống nước lạnh có muối
- Chườm khăn thấm nước mát lau khắp người: đầu, trán, nách, bẹn… cứ 3-5 phút thay khăn 1 lần. Chú ý: Thuyệt đối không dùng nước đá để lau người, không đắp đá
- Có thể cho NB dùng thuốc hạ nhiệt: Nên dùng nhóm Paracetamol, có thể dùng Aspirin,…
4. Phòng bệnh:
- Khi lao động hoặc đi ngoài trời nắng phải đội mũ nón; HS giờ ra chơi không chơi những khu vực nắng nóng, nên chơi tại những nơi có bóng cây xanh hoặc hành lang lớp học.
- Uống đủ lượng nước theo nhu cầu hàng ngày: mùa hè uống ít nhất 2 – 3 lít nước/ngày.
- Khi sốt cao cần dùng thuốc hạ nhiệt hoặc chườm mát ngay, không đắp chăn lên người tránh tăng thân nhiệt.
Trên đây là bệnh thường gặp nhất trong mùa hè mà cô vừa gửi tới các con. Cô mong rằng qua buổi TT ngày hôm nay, các con đã trang bị cho bản thân mình những kĩ năng cần thiết để có thể phòng và xử trí được những TNTT đáng tiếc có thể xảy ra với mình hoặc người thân trong gia đình. Còn rất nhiều cách xử trí các TNTT khác trong cuộc sống hàng ngày mà cô sẽ gửi tới các con trong những dịp khác. Và cô xin chúc cho tất cả các bạn HS trường chúng ta sẽ có một kì nghì hè vui – khỏe – bổ ích và không có những TNTT