Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải… nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có thể lây lan nhanh thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người. Bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
1.Bệnh tiê !important;u chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, do kí sinh trùng, trực khuẩn, vi khuẩn hay samonellatyphy... gây ra. Với biểu hiện đi ngoài nhiều lần trong một ngày, phân nát không thành khuôn kéo theo sốt hoặc đau bụng và nhiều triệu trứng khác.
2.Vì sao chúng ta phải phòng chống bệnh tiêu chảy cấp?
- Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong nhưng có thể phòng được.
- Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch lây lan mọi người cần thực hiện những khuyến cáo sau:
3.Các biện pháp phòng chống bệnh.
3.1.Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mội lần đi tiêu.
- Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, rắc vôi bột hoặc cloraminB vào sau mội lần đi để sát khuẩn.
- Tránh tập trung ăn uống đông người như: ma chay, giỗ, cưới...
- Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.
3.2. An toàn vệ sinh thực phẩm:
- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Không ăn tiết canh, rau sống, uống nước lã.
- Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, nem chua.
3.3. Bảo vệ nguồn nước và nguồn nước sạch:
- Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ
- Cấm đổ rác thải, chất thải, nước giặt. Không rửa và đổ chất thải của người bệnh xuống ao, hồ, sông ,suối và không vứt xác động vật và rác xuống ao, hồ.
- Nước dùng để sinh hoạt lấy từ ao , hồ, sông, suối phải được khử khuẩn băng cloraminB trước khi dùng.
4. Khi trong gia đình có người bị tiêu chảy chúng ta phải làm gì?
Khi trong gia đình có người bị tiêu chảy phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời
*Thực hiện 6 biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm:
1. Thực hiện ăn chín uống sôi. Tất cả đồ ăn thức uống cần đun sôi trước khi ăn, uống.
2. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tiếp xúc với chất thải của người bệnh
3. Dụng cụ bát đĩa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng vào nước sôi.
4. Bảo quản tố thực phẩm đã chế biến chống ruồi, muỗi,mưa gió, bụi bặm.
5. Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Không dùng phân tươi để bón và tưới rau.
6. Thực hiện 6 không:
- Không ăn rau sống.
- Không ăn tiết canh.
- Không ăn mắm tôm, mắm tép sống
- Không ăn nem chạo.
- Không ăn , nem chua
- Không uống nước lã, nước mất vệ sinh.
5. Là học sinh chúng ta cần làm những gì ?
- Đến trường đi tiêu hợp lý tại nhà vệ sinh, không đi bừa bãi ra môi trương xung quanh lớp học.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Không ăn quà bánh, hoa quả xanh, uống nước lã.
- Không vứt rác bừa bãi ra lớp, sân trường và quanh lớp học.