TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA HÈ
Nội dung tuyên truyền
Như các em đã biết thời thiết mùa hè thường khô hanh và nóng nực, hạn hán làm cho khô kiệt các nguồn nước. Tuy nhiên mùa hè năm nay khí hậu khá nóng bức nhiệt độ phòng có lúc lên cao đến 35oC thì nhiệt độ ngoài trời cũng phải lên đến 37oC. Thời tiết nóng làm cho nhiều loại vi trùng, ký sinh trùng phát triển nhanh, nhiều loại côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở như ruồi, gián, bướm trắng, các loài bọ… thực phẩm nhanh ôi thiu, không khí khô gây ra nhiều bụi bẩn trong môi trường, tình trạng khô hạn nước làm quy tụ nhiều mầm bệnh trong các ao hồ sông suối. Trong khi đó thời tiết nóng nực lại làm cho con người ăn, ngủ kém, ra nhiều mồ hôi làm mất nước và điện giải, sự thải thân nhiệt khó khăn làm suy giảm sức đề kháng cơ thể nên dễ nhiễm nhiều loại bệnh. Đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi là nhóm có số ca mắc bệnh khá cao.Trong mùa hè thường nổi trội một số bệnh mà hiện nay đang xuất hiện dịch tả lơn châu phi đang diễn biến rất phức tạp lan rộng khắp cả nước . Bệnh tay chân miệng, cảm cúm,các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng đường ruột như tiêu chảy, hội chứng lỵ, viêm dạ dày, viêm da và các bệnh nấm da…
Để hạn chế mắc các căn bệnh mùa hè, chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng tránh như sau:
1. Nâng sức đề kháng của cơ thể:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh, nhất là các người chăm sóc trẻ, các bà mẹ để phòng bệnh cho trẻ.
- Hạn chế đi ra ngoài trời và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng.
- Ăn đủ chất, chú ý ăn thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn.
- Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, chạo chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh.
- Uống đủ nước, người lớn ít nhất hơn 2 lít/ngày, trẻ em thường cho uống nước, thêm nước cam vắt, nước chanh. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có gas.
2. Vệ sinh môi trường:
- Nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí;
- Không cho vương vải thức ăn, rác, nước thải làm thu hút ruồi, côn trùng vào nhà;
- Cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực khuyến cáo mọi người không vức rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.
- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi-rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng.
3. Một số điểm cần lưu ý .
- Hạ sốt cho bệnh nhân: sốt là một phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể , nếu sốt không vượt quá 38,5oC thì không cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ lau mát và cho uống thêm nước chín để bù nước. Nếu sốt cao và kéo dài hơn một ngày thì đưa bệnh nhân đi khám bệnh.
- Nếu bệnh nhân có ho nhiều có thể cho uống các loại sirô ho thảo dược, ngậm gừng lát, ngâm chanh. Nếu ho có nhiều đàm, hoặc thở khò khè thì nên đưa bệnh nhân đi khám bệnh sớm.
- Những trường hợp bị tiêu chảy việc trước tiên là cho bệnh nhân uống dung dịch oresol để bù nước kịp thời, khát đến đâu cho uống đến đó, để bệnh nhân bớt ngán có thể cho uống thêm nước trái cây, nước dừa, nước chanh, nước cháo muối thêm.
- Bệnh nhân cảm cúm, ho khạc nhiều nên khuyên bệnh nhân chủ động đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
- Vấn đề ăn uống rất quan trong trong việc nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân chống lại bệnh và phòng suy dinh dưỡng. Nên nấu thức ăn mềm, lỏng cho bệnh nhân dễ ăn và chia nhiều bữa nhỏ.