Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Bệnh truyền nhiễm là !important; bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng.
1. Tác nhân gây bệnh
- Vi khuẩn: tả, lỵ (trực khuẩn, amip), thương hàn và phó thương hàn,
- Virus: Entero virus; viêm gan A, E,...
2. Lây truyền:
- Nhóm bệnh lây theo đường tiêu hóa có đặc điểm dịch tễ lây qua đường ăn uống và thực phẩm rất phổ biến và thường gây dịch, đặc biệt là “nhóm bệnh phân - miệng”
- Tác nhân gây bệnh qua nước uống, thức ăn xâm nhập, nhân lên và phát triển ở đường tiêu hóa gây bệnh và được thải theo phân, chất nôn ra ngoài. Các bệnh thuộc nhóm này đều tản phát quanh năm ở miền Nam và mùa hè thu (tháng 4-10) ở miền Bắc.
- Mầm bệnh được thải ra từ các nguồn truyền nhiễm gây ô nhiễm đất, nước, thực phẩm, đồ dùng, bàn tay... hoặc qua ruồi, nhặng. Một số mầm bệnh qua vật chủ trung gian như ốc, tôm, cua, cá.
3. Phòng bệnh
- Cách ly kịp thời và hợp lý tùy theo tính chất lây truyền của từng bệnh: bệnh tả, thương hàn, lỵ cách ly ngay khi nghi ngờ mắc bệnh và trong suốt thời gian điều trị (từ khi ủ bệnh đến khi lui bệnh, tùy thuộc kết quả xét nghiệm phân sau khi khỏi bệnh).
- Tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm và chính xác mọi nguồn truyền nhiễm (bệnh nhân, các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng). Quản lý những trường hợp bệnh có thời gian thải mầm bệnh kéo dài, kể cả những người mang mầm bệnh không triệu chứng. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và luyện tập thân thể tốt. Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, vận động mọi người tự giác thực hiện các chế độ vệ sinh, tập huấn kiến thức thực hành, củng cố mạng lưới vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêm chủng phòng bệnh để gây miễn dịch đặc hiệu. Sử dụng vacxin là biện pháp rất tốt (nếu có điều kiện).