I. BỆNH QUAI BỊ LÀ GÌ?
- Quai bị là bệnh truyền nhiễm do vi rút. Đôi khi bệnh còn gọi là viêm tuyến mang tai.
- Bệnh thường gặp ở trẻ lứa tuổi học đường, từ 5 – 9 tuổi
II. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
- Vi rút quai bị có ở khắp mọi nơi. Nó lây qua những giọt nước bọt trong không khí do người bệnh ho, hắt hơi.
III. TRIỆU CHỨNG .
- Khoảng 1/3 trẻ nhiễm vi rút quai bị không có triệu chứng
- Triệu chứng xuất hiện từ ngày 14 đến ngày thứ 21 sau khi nhiễm trùng
- Biểu hiện: Sưng tuyến nước bọt phía dưới và trước tai, có thể xảy ra ở 1 bên cổ hoặc cả 2 bên. Các biểu hiện khác gồm đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, mệt mỏi, tinh hoàn sưng và đau.
- Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác kể từ 6 ngày trước và 9 ngày sau khi có dấu hiệu sưng tuyến mang tai.
IV. BIẾN CHỨNG
- ít gặp nhưng có thể nghiêm trọng
V. ĐIỀU TRỊ
- Không có điều trị đặc hiệu
- Tiêm dự phòng bằng vắc xin cũng rất an toàn và hiệu quả.
VI. CÁCH CHĂM SÓ KHI BỊ BỆNH QUAI BỊ.
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm để hạ nhiệt (lưu ý, không được lau bằng nước lạnh).
- Cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà hiệu quả khác là bạn có thể cho trẻ sử dụng thốc paracetamol để giúp hạ sốt và giảm đau.
- Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng cũng chính là cách chăm sóc trẻ bị quai bị hiệu quả.
- Cho trẻ ăn loãng, trong trường hơp trẻ nuốt khó thỡ cú thể cho ăn bằng ống hút.
- Không được cho trẻ hoạt động mạnh như nô đùa, chạy nhảy vỡ những hoạt động này rất dễ gây nên biến chứng ở tinh hoàn (ở trẻ nam).
- Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu như trẻ có các biến chứng hoặc thấy tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
- Đây chính là cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em tốt nhất mà những bậc phụ huynh nên làm khi thấy bệnh của trẻ không thuyên giảm.