Cứ mỗi độ xuân về tết đến là không khí mua bán các mặt hàng cũng diễn biến tấp nập khắp các nẻo đường từ trung tâm thị trấn đến vùng thôn quê, ngoài sản phẩm thông dụng của các công ty sản xuất trong nước, người tiêu dùng chứng kiến sự góp mặt khá phong phú các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống, mứt hoa quả, nước giải khát, rượu, hạt dưa, hạt bí đủ loại… Nguy cơ thực phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm là điều rất dễ xảy ra khi điều kiện sản xuất của các cơ sở đều trong tình trạng tạm bợ, thủ công và vệ sinh không đảm bảo.
Để chủ động trong việc lựa chọn sử dụng cá !important;c sản phẩm đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) ngành Y tế khuyến khích người dân, chủ động trang bị kiến thức cơ bản khi lựa chọn sản phẩm sử dụng cho ngày Tết và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra về ATTP
- Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Vì sức khoẻ và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
- Người tiêu dùng: Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt thực phẩm.
- Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng
- Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
- Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết, mùa lễ hội là trách nhiệm của toàn dân.
- Không lạm dụng rượu, bia để Tết Nhâm Dần trọn niềm vui.
- Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
- Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm đã bị dập nát, hỏng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.