1. Nguyê !important;n nhân mắc bệnh giun sán ở trẻ em
Ai cũng có !important; thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim.
Trẻ có thể bị nhiễm giun sán qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.
2. Triệu chứng khi mắc một số loại giun, sán
Giun đũa: khiến bé mệt mỏi, giảm cân, khó chịu, chán ăn, đau bụng và tiêu chảy, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu và suy dinh dưỡng.
Giun kim: Gây ngứa hậu môn, da nhợt nhạt và gây khó chịu cho dạ dày. Nếu giun kim xâm nhập âm đạo thì bé sẽ bị ngứa và tiết dịch.
Giun xoắn: thường khởi phát bằng nôn mửa, tiêu chảy. Sau đó sẽ là hiện tượng co thắt bụng, đau đầu kèm sưng mặt và đau cơ. Loại giun này rất nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ, tim, não và có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Sán dây: thường không biểu hiện triệu chứng, một số bé có thể đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và tiêu chảy.
Sán lá gan: Triệu chứng của sán lá gan cũng không rõ rệt, có thể là bị phát ban, đau, ngứa, nhức cơ, lạnh và sốt.
3. Biện pháp phòng ngừa giun sán
Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…
Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không để trẻ đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của trẻ mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun.
Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi.