!important;
QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂ !important;N CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:23 /QĐ ngày 10 tháng 10 năm 2018 của
Hiệu trưởng trường THCS Ngô Gia Tự)
  !important;
CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đí !important;ch thực hiện dân chủ trong nhà trường.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, chìa khóa vạn năng đề giải quyết mọi khó khăn”. Trong các trường học luôn xác định việc thực hiện dân chủ là yếu tố quan trọng để phát huy nội lực của mỗi CBGV, NV trong việc thực hiện tốt mục tiêu của các nhà trường. Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học một mặt vừa phát huy và đảm bảo quyền làm chủ, sức sáng tạo của CBGV, NV trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo các trường học nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương, duy trì nề nếp của hoạt động dạy và học trong các nhà trường
- Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của CB, GV, NV góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật nhà nước;
- Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục thủ đô.
- Thực hiện tốt Luật Giáo dục và Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo; Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường; Cụ thể:
- Dân biết: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh được biết:
+ Các quy định của Đảng, nhà nước, của ngành GD liên quan đến mọi hoạt động của nhà trường; Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học. Việc thực hiện, nâng bậc lương, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật.
+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất; Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
+ Chất lượng, số lượng đội ngũ CBGV, NV và phân công lao động của nhà trường;
+ Chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch hoạt động của nhà trường từng giai đoạn, từng năm học cụ thể;
+ Chất lượng giáo dục thực tế và mục tiêu của nhà trường;
- Dân bàn: theo đúng chức trách nhiệm vụ của mình, các thành viên liên quan đến nhà trường được tham gia bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận, thống nhất ý kiến (thậm chí có thể hiến kế) đối với từng nhiệm vụ cụ thể, từng hoạt động của nhà trường để quá trình triển khai các hoạt động phát huy được trí tuệ tập thể, tạo được sự đồng thuận đem lại hiệu quả cao. Do vậy, dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, kỉ luật, thiểu số phục tùng đa số, tránh tư tưởng bè phái, cục bộ thiếu tính xây dựng khi bàn bạc.
- Dân làm: Phân công lao động hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường của các thành viên, không chồng chéo… Các hoạt động của nhà trường cần có sự tham gia trực tiếp của các tổ chức đoàn thể, các tổ nhóm chuyên môn, các thành viên tham gia trực tiếp để đảm bảo sự giám sát, hỗ trợ nhau cho hiệu quả.
- Dân kiểm tra: Là quá trình giám sát mọi hoạt động của nhà trường để kịp thời tác động, điều chỉnh, góp ý cho các hoạt động diễn ra đúng quy định đạt hiệu quả cao. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, lẫn nhau giữa người quản lí và người được quản lý, giữa các thành viên trong nhà trường theo đúng quy định và dưới sự phân công của lãnh đạo nhà trường. (đó là Hội đồng trường, Ban kiểm tra nội bộ, ban thanh tra nhân dân, đại diện các đoàn thể, các thành viên trong nhà trường…)
Điều 2: Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai vai trò của Hội đồng Trường, các Tổ chuyên môn, của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên CS HCM, Ban đại diện CMHS nhà trường.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
3. Không được có hành vi lợi dụng dân chủ cũng như xâm phạm quyền dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong tất cả các hoạt động của trường THCS Ngô Gia Tự. Những vấn đề cụ thể hoá của quy chế thực hiện dân chủ sẽ được thể hiện ở quy định chức năng nhiệm vụ và quy chế làm việc của nhà trường.
CHƯƠNG II
MỤC I: TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG
Điều 4: Hiệu trưởng có trách nhiệm ( theo Điều lệ nhà trường các cấp học)
Đồng thời có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, công chức, của người học trong quy chế này.
3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thông qua họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ, hoạt động đoàn thể, hội phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp của cá nhân… và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.
4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng quy định:
- Họp hội đồng trường: Ít nhất 1 học kỳ/lần
- Hàng tuần họp hội ý giữa Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng;
- Hàng tháng họp giao ban Ban Giám hiệu với Bí thư chi bộ, các Tổ trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên để đánh giá kết quả việc thực hiện công tác tháng đã qua, lắng nghe ý kiến đóng góp và định ra những nhiệm vụ chủ yếu thực hiện trong tháng tới.
- Cuối học kỳ I và cuối năm học tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động và tổ chức khen thưởng tại trường học.
- Hàng tháng và cuối năm thực hiện đánh giá người dạy, cán bộ, công chức, viên chức về việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác và hoạt động chung của nhà trường, công khai kết quả đánh giá và lưu trữ trong hồ sơ cá nhân.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, công chức, viên chức và học sinh.
6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.
7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
9. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước.
Điều 5. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân, hoặc các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:
1. Kế hoạch phát triển giáo dục của trường, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, bộ máy trong nhà trường.
3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ, nhân viên.
4. Kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
6. Các báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học .
7. Những vấn đề chưa có trong quy định này thì Hiệu trưởng sẽ áp dụng theo quy định hiện hành của nhà nước.
MỤC II: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 6: Nhà giáo, công chức, viên chức trong nhà trường có trách nhiệm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của luật giáo dục. Nhà giáo, công chức, viên chức chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình;
2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại điều 5 của quy chế này.
3. Kiên quyết chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết cửa quyền và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.
Trong quá trình thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; nhà giáo, công chức, viên chức phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.
4. Thực hiện đúng luật cán bộ công chức; luật viên chức, luật phòng chống tham nhũng và luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh; bảo vệ uy tín của nhà trường.
MỤC III: NHỮNG VIỆC NHÀ GIÁO, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC, ĐƯỢC BIẾT
Điều 7. Những việc nhà giáo, công chức, viên chức trong trường được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.
2. Những qui định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
3. Các khoản đóng góp của người học, kinh phí hoạt động của trường học bao gồm nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn khác và quyết toán hàng năm.
4. Các vụ việc tiêu cực, khiếu nại, tố cáo trong nhà trường đã được kết luận.
5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, công nhân viên, học sinh.
6. Việc thực hiện tuyển dụng, thi nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.
8. Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học, nhận xét đánh giá công chức, viên chức hàng năm.
MỤC IV: NHỮNG VIỆC HỌC SINH ĐƯỢC BIẾT
VÀ THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8: Những việc học sinh được biết
Học sinh phải được biết những nội dung sau đây:
1. Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành và những quy định của nhà trường đối với học sinh.
2. Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm.
3. Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định;
4. Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho học sinh phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng CSVN, gia nhập Đoàn, Đội và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
Điều 9. Những việc học sinh được tham gia ý kiến
Học sinh được đóng góp ý kiến để xây dựng:
1. Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.
2. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến học sinh;
3. Việc tổ chức giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi học tập của học sinh.
MỤC V: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Điều 10. Trách nhiệm của Trường THCS Ngô Gia Tự.
Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:
1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm người giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh trong nhà trường.
2. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật.
3. Định kỳ ít nhất trong 1 năm học có 3 lần (đầu năm, giữa năm, cuối năm học) tổ chức Hội nghị các bậc cha mẹ của học sinh để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của học sinh, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
4. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của học sinh và bậc cha mẹ học sinh để phản ánh cho hiệu trưởng.
5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước với học sinh, giáo viên và cán bộ, công chức trong nhà trường.
6. Đặt hòm thư góp ý hoặc hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.
MỤC VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ PHẬN,
TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TRONG TRƯỜNG
Điều 11. Trách nhiệm của các bộ phận, tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà trường.
Người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường: Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn trường, Tổng phụ trách đội, Chủ tịch công đoàn trường, Trưởng ban thanh tra nhân dân, trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh, . . có trách nhiệm:
1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ trong bàn bạc các chủ trương, các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết; Khi Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Điều 12. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường
1. Ban đại diện CMHS trường có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:
. - Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.
- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.
- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc thông qua Ban đại diện CMHS trường về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
Chương III
THỰC HIỆN CÔNG KHAI TRONG VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC NỘI BỘ
Điều 13. Hiệu trưởng nhà trường lấy ý kiến đóng góp, xây dựng ban hành thực hiện các quy trình giải quyết công việc nội bộ sau
- Quy trì !important;nh họp Hội đồng sư phạm
- Quy trì !important;nh viết báo cáo
- Quy trì !important;nh tuyển dụng lao động hợp đồng và tiếp nhận giáo viên;
- Quy trì !important;nh tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường.
- Quy trì !important;nh triển khai chuyên đề cấp trường
- Quy trì !important;nh thực hiện các khoản thu trong trường học.
- Quy tì !important;nh tiếp nhận các khảo tài trợ.
CHƯƠNG IV
QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔ !important;NG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 14. Quan hệ của nhà trường với Phòng Giáo Dục & Đào Tạo
1. Phục tùng sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, thực hiện chế độ báo cáo tháng, báo cáo định kỳ (Sơ kết học kỳ, tổng kết năm học) và tất cả các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Phòng đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc;
2. Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để Phòng Giáo dục & Đào Tạo xem xét giải quyết;
3. Phản ánh và đề nghị giải quyết những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo với Phòng Giáo dục & Đào tạo bằng văn bản hoặc thông qua đại diện; Trong khi ý kiến phản ánh lên Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo.
Điều 15. Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND Quận về công tác giáo dục trên địa bàn và đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương, để phối hợp giải quyết những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của học sinh.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tất cả các cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, các bộ phận, tổ chức trong nhà trường có trách nhiệm tổ chức và thực hiện tốt nội dung Quy chế này.
Điều 17. Qui chế này được xem xét, sửa đổi bổ sung theo nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức hàng năm.
Điều 18. Các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định.
Điều 19. Hiệu trưởng có nhiệm vụ thực hiện và chỉ đạo thực hiện những qui định trong qui chế này phù hợp thực tế của nhà trường.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Vũ Thị Hải Yến