!important; Va chạm giao thông xảy ra 2.926 vụ, làm bị thương nhẹ 3.008 người. So với cùng kỳ năm 2019 giảm 1.055 vụ (giảm 26,5%), giảm 1.028 người bị thương nhẹ (giảm 25,47%).
Lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) toàn quốc đã tổng kiểm soát 1.693.953 phương tiện; phát hiện, lập biên bản hơn 401.000 trường hợp vi phạm; phạt tiền 298,8 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe (GPLX) hơn 27.000 trường hợp; tạm giữ trên 61.000 phương tiện.
Từ ngày 15-12-2019 đến ngày 16-6-2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành và thanh tra các Sở Giao thông Vận tải đã thực hiện 27.603 cuộc thanh kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính 28.558 vụ với số tiền 93.252,75 triệu đồng; tạm giữ 127 ô tô; đình chỉ hoạt động 124 bến thủy nội địa, 80 phương tiện thủy nội địa; giám sát 322 kỳ sát hạch lái ô tô, 211 kỳ sát hạch lái xe mô tô.
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, theo nhận định của UBATGTQG, công tác đảm bảo trật tự an ATGT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Thiệt hại do TNGT gây ra vẫn còn cao; TNGT do xe đầu kéo và xe chở container tăng đột biến so với cùng kỳ. Cụ thể là vụ xe tải chở quá tải trọng va chạm liên hoàn gây tai nạn tại Đăk Nông ngày 13-6 làm 5 người chết; xe đầu kéo chở container gây tai nạn tại Quảng Ninh ngày 18-6 làm 3 người chết…; tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe mô tô tốc độ cao lạng lách, đánh võng và có dấu hiệu đua xe và chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra; các vấn đề xử lý, khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vi phạm quy định về bảo vệ hành lang ATGT dọc theo các tuyến QL chưa có chuyển biến đáng kể. Đặc biệt, số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn vẫn ở mức cao với 86.114 trường hợp vi phạm bị phát hiện (chiếm 4,4% tổng số vi phạm giao thông).
Có rất nhiều biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông, một trong số đó là việc đội mũ bảo hiểm nghiêm túc, đúng qui cách.
1. Vậy tại sao cần đội mũ bảo hiểm đúng cách
  !important; Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông luôn là điều cần thiết để đảm bảo hạn chế các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình tham gia giao thông.
Theo Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (AIP), đội mũ bảo hiểm đúng cách giúp giảm nguy cơ bị chấn thương sọ não và nguy cơ tử vong. Tỷ lệ này đúng với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Theo kết quả thu được từ quỹ phòng chống thương vong châu Á tỷ lệ thương vong có thể giảm tới 69% và 42% nguy cơ tử vong nếu bạn và người thân đội nón bảo hiểm đúng cách khi điều khiển xe trên đường.
Do đó, nếu đội mũ bảo hiểm sai cách, đội mũ mà không cài quai mũ cũng nguy hiểm không kém, đồng thời tạo ra nguy hiểm cho những người đi phía sau, nếu không kịp thời phòng tránh. Ngược lại, việc đội mũ bảo hiểm đúng cách cũng bảo vệ tính mạng của bạn tốt hơn khi tham gia giao thông
2. Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình.
Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.
Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn.
Lưu ý: Bạn không nên để quai mũ bị xoắn. Như vậy vừa không đúng chuẩn, vừa gây đau khi cọ xát cho người đội nón.
Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.
- Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.
- Nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.
Với các bước đơn giản trên, bạn đã biết cách đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn rất nhanh, gọn. Nón bảo hiểm được đội đúng chuẩn là không làm người đội mũ khó chịu, đau đầu. Tầm nhìn và tai nghe của người đội mũ điều khiển phương tiện giao thông không bị cản trở.
3. Một vài lưu ý khi đội mũ bảo hiểm
- Nê !important;n chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.
- Nó !important;n bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.
- Khi điều khiển xe gắn má !important;y tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.
- Dâ !important;y nón cần được điều chỉnh phù hợp.
- Khô !important;ng đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Mũ nếu đã !important; qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.
- Khô !important;ng nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
- Khô !important;ng dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ,...
- Dù !important;ng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén,... để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.
  !important;